Tra cứu SBD - Điểm thi Hà Nội
Họ tên *
Ngày sinh *
Lưu ý: Các ô có dấu * là bắt buộc phải điền thông tin
Chú ý: Gõ "Họ tên" không dấu để tìm kết quả chính xác nhất.
Hỗ trợ trực tuyến

Văn phòng Topj

(024).667.108.08/ 667.109.09

topjtest.vn@gmail.com

Nguồn gốc phong tục ngắm lá thu của người Nhật

Cập nhật: 20/11/2024
Lượt xem: 147
Từ “momiji” xuất hiện trong Vạn Diệp Tập – tập thơ lâu đời nhất còn tồn tại của Nhật Bản, chứng tỏ ngắm lá thu là điều giới quý tộc đã thực hiện ít nhất từ 1.200 năm trước, trong thời Nara (710-794).
Tuy nhiên khi đó momiji thường được viết là “黄葉 – Hoàng Diệp”, tức “lá vàng”, như cách viết mượn từ tiếng Trung. Đến thời Heian (794-1185), giới quý tộc yêu thích lá đỏ hơn lá vàng nên đã đổi thành Hán tự “紅葉 – Hồng Diệp”, tức là “lá đỏ”.
Ngày nay, từ “紅葉” trong tiếng Nhật có thể ám chỉ cả hai loại lá đỏ và vàng, nhưng cũng có trường hợp dùng riêng “紅葉” cho lá đỏ, còn “黄葉” cho lá vàng. Ngoài ra, theo nghĩa hẹp hơn nữa thì “momiji” chỉ một số loài cây thuộc họ Phong (Aceraceae).
Cho đến hết thời Heian, ngắm lá thu vẫn không phải là một sự kiện lớn hoặc một phong tục phổ biến. Bấy giờ, người Nhật cũng đã thể hiện lòng ngưỡng mộ với vẻ đẹp thiên nhiên, hoa lá từng mùa qua phong tục thưởng hoa anh đào vào mùa xuân hay ngắm hoa tử đằng vào mùa hè. Nhưng nếu hai loài hoa trên có thể dễ dàng chiêm ngưỡng ở nhiều nơi hay thậm chí ngay trong vườn nhà, thì việc ngắm lá đỏ lại không đơn giản như vậy. 
Trong tuyển tập 100 bài thơ cổ Hyakunin Isshu, momiji mỗi khi xuất hiện đều gắn với hình ảnh núi và sông. Nghĩa là, để tận mắt chứng kiến vẻ đẹp này, người Nhật phải đến những vùng ngoại ô của kinh đô, vào sâu trong núi như ở Sagano hay Arashiyama, và thường thì chỉ có tầng lớp quý tộc mới có thể làm điều đó.

Ngày nay Sagano là địa điểm ngắm lá thu nổi tiếng với chuyến tàu ngắm cảnh Sagano Romantic Train. Ảnh: sagano-kanko.co.jp
Ngoài ra, sắc thu ngày nay càng gợi vẻ rực rỡ và lộng lẫy bao nhiêu, thì ở thời Heian, nó lại đại diện cho sự phù du, vô thường của vạn vật. Các quý tộc Heian cảm nhận trong sắc đỏ của lá là nỗi buồn cô liêu của một mùa đông đang đến gần.  
Ngắm lá thu chính thức trở thành một trào lưu từ thời Edo (1603-1868). Trong kỷ nguyên của hòa bình và thịnh vượng, ngay cả tầng lớp thường dân cũng có thể thực hiện những chuyến du lịch, hành hương đền Ise, Kumano Sanzan hay núi Phú Sĩ.
Ngành xuất bản phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này cũng góp phần vào việc phổ biến văn hóa ngắm lá thu, với những tập sách hướng dẫn du lịch (hay bách khoa toàn thư về những địa điểm nổi tiếng).
Ngoài ra, vị Tướng quân thứ 8 của Mạc phủ Edo là Yoshimune Tokugawa (1684-1751) đã trồng nhiều cây anh đào và cây phong ở Asukayama (phường Kita, Tokyo), phát triển nơi này thành một khu vực giải trí, giúp người dân có thể dễ dàng ngắm anh đào vào mùa xuân và lá đỏ vào mùa thu.
Một hình thức tương tự như Momijigari thời hiện đại đã được tạo ra, với việc mọi người tụ tập cùng nhau dưới những tán lá đỏ. Khác với ngắm hoa anh đào thường đi kèm với rượu sake, họ chỉ đơn giản là tận hưởng sắc thu cùng những món ăn nhẹ như dango và ngâm thơ haiku.


Khu vườn rực rỡ sắc thu ở chùa Ruriko-in, Kyoto. 
 

Thông tin liên hệ:

VĂN PHÒNG TOPJ VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - GIÁO DỤC QUỐC TẾ VIỆT
   Địa chỉ       :
Tầng 2 Tòa nhà Việt, Số 245 Doãn Kế Thiện, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
  Điện thoại  : (024).667.108.08/ 667.109.09

  Email          : topjtest.vn@gmail.com
 
 Website     : topj.vn
Bản quyền thuộc về Topj.vn
Thiết kế website SEO - Tất Thành