Tra cứu SBD - Điểm thi Hà Nội
Họ tên *
Ngày sinh *
Lưu ý: Các ô có dấu * là bắt buộc phải điền thông tin
Chú ý: Gõ "Họ tên" không dấu để tìm kết quả chính xác nhất.
Hỗ trợ trực tuyến

Văn phòng Topj

(024).667.108.08/ 667.109.09

topjtest.vn@gmail.com

Lý giải 'niềm tự hào' của Nhật Bản

Cập nhật: 02/10/2024
Lượt xem: 45
Shinkansen, hay “tàu viên đạn”, là cách nhiều người gọi hệ thống tàu điện cao tốc với mạng lưới đường sắt rộng khắp Nhật Bản và tốc độ tối đa có thể lên tới 320 km/h.
Không chỉ là biểu tượng cho sự tiên tiến và đẳng cấp trong lĩnh vực giao thông đường sắt Nhật Bản. Shinkansen còn gây ấn tượng bởi tính đúng giờ, khả năng di chuyển nhanh chóng đến nhiều nơi trên khắp Nhật Bản trong khoảng thời gian ngắn.
 
Shinkansen là là biểu tượng cho sự tiên tiến và đẳng cấp trong lĩnh vực giao thông đường sắt Nhật Bản. Ảnh: Work in Japan
Shinkansen là là biểu tượng cho sự tiên tiến và đẳng cấp trong lĩnh vực giao thông đường sắt Nhật Bản. Ảnh: Work in Japan
"Tượng đài" kéo dài 5 thập kỷ
Nhật Bản là một trong những nước có hệ thống đường sắt phát triển sớm nhất châu Á, nhờ việc tiếp thu nguồn vốn và kỹ thuật từ phương Tây từ thời Minh Trị. Song đến những năm đầu thế kỷ 20, các tuyến đường sắt đời đầu từ Thủ đô Tokyo tới các thành phố Kyoto, Nagoya, Osaka và Kobe thường xuyên quá tải do sự gia tăng dân số. Điều này buộc chính phủ Nhật Bản phải lên kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt hiện đại hơn.
Các ý tưởng đầu tiên về hệ thống tàu cao tốc đời mới được phác thảo từ những năm 1940. Thời điểm đó, chính phủ Nhật Bản đã thông qua dự án thiết lập tuyến đường sắt mới từ Tokyo đến Osaka, với kỳ vọng sẽ giảm thời gian đi lại giữa 2 điểm từ 7 xuống 4 tiếng. Dự án này được đặt biệt danh là Shinkansen (tiếng Nhật nghĩa là “đường huyết mạch mới”), và nó trở thành tên gọi cho toàn bộ hệ thống tàu điện cao tốc ở đất nước Mặt trời mọc cho đến nay.
Để thực hiện tham vọng này, Nhật Bản đã cử các kỹ sư sang Pháp và Đức học kỹ thuật xây dựng đường ray khổ 1.435 mm theo chuẩn phương Tây, nhằm thay thế các đường ray khổ hẹp 1.067mm truyền thống. Chính phủ nước này còn nhập khẩu một số đầu máy, toa tàu hiện đại nhất thời điểm đó ở các nước trên để hình thành những đoàn tàu điện đời mới đầu tiên.
Phái mất 10 năm để Nhật Bản có thể làm chủ toàn bộ kỹ thuật thiết kế đường ray, điều khiển tàu điện, và điểu chỉnh điện áp của phương Tây. Tuy nhiên, nước này chỉ mất 5 năm để hoàn thành hệ thống tàu điện cao tốc hiện đại kể từ khi dự án được Quốc hội phê chuẩn vào tháng 3/1959. Shinkansen Series 0 – tàu điện cao tốc đầu tiên của Nhật Bản, chính thức khánh thành vào ngày 1/10/1964. Đây cũng được xem là tàu điện cao tốc hiện đại nhất thế giới ở thời điểm đó, với vận tốc lên tới 210 km/h.
Lễ khánh thành Shinkansen Series 0 - tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Nhật Bản, vào ngày 1/10/1964. Ảnh: Asahi Shimbun
Lễ khánh thành Shinkansen Series 0 - tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Nhật Bản, vào ngày 1/10/1964. Ảnh: Asahi Shimbun
 
Kể từ đó đến nay, hệ thống Shinkansen của Nhật Bản không ngừng phát triển, với tổng chiều dài đường ray hiện lên tới hơn 2.900 km, cùng 9 tuyến tàu đạt vận tốc từ 260 đến 320 km/h, trải rộng khắp các thành phố lớn trên 3 đảo Kyushu, Honshu và Hokkaido.
Năm 2015, công ty đường sắt JR Tokai của Nhật Bản công bố việc chạy thử tuyến tàu cao tốc đầu tiên sử dụng công nghệ đệm từ, khởi hành từ ga Shinagawa (Tokyo) tới thành phố Nagoya. Nếu tiến trình thuận lợi, đoàn tàu này có thể đạt vận tốc 700km/h vào năm 2027, giảm thời gian di chuyển giữa 2 thành phố từ 1 tiếng rưỡi xuống còn 40 phút.
Biểu tượng của một nước Nhật tiên tiến
Trong hơn 50 năm hoạt động, Shinkansen nhanh chóng trở thành biểu tượng cho sự chuyển mình và phát triển vượt bậc của Nhật Bản giai đoạn sau Thế chiến II, Kể từ khi đưa hệ thống tàu điện cao tốc này vào hoạt động, nước này có 18 năm liền đạt mức tăng trưởng GDP liên tục ở mức khoảng 10%, trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Cụ thể, thành phố Saku ở tỉnh Nagano đã “lột xác” kể từ khi có Shinkansen vào năm 1997. Sau 15 năm, dân số của thành phố tăng thêm 7,2%, còn doanh thu thuế tăng đến 123 lần. Tỉnh Kagoshima phía Nam Nhật Bản chỉ chưa đầy 2 năm sau khi có Shinkansen chạy qua đã tăng thêm 460 triệu USD doanh thu thuế, còn số lượng du khách của tỉnh tăng liên tục hơn 20% mỗi năm.
Biểu đồ các tuyến Shinkansen đang hoạt động và dự kiến xây dựng ở Nhật Bản. Hình: Nippon
Biểu đồ các tuyến Shinkansen đang hoạt động và dự kiến xây dựng ở Nhật Bản. Hình: Nippon
 
Làm nên thương hiệu của Shinkansen không chỉ là tốc độ, mà còn là sự chính xác về thời gian, cảm giác thoải mái cũng như mức độ an toàn mà đoàn tàu đem lại đối với hành khách.
Trong khi các phương tiện công cộng khác tại Nhật Bản thường gặp vấn đề về thời điểm đưa đón muộn hoặc hủy chuyến gần giờ khởi hành, thì Shinkansen lại tự hào về kỷ lục không bao giờ trễ chuyến suốt hơn 5 thập kỷ. Độ trễ trung bình của loại phương tiện này chỉ rơi vào khoảng 36 giây, tính cả các chuyến trễ bới những yếu tố ngoài tầm kiểm soát như thiên tai.
Đặc biệt, Shinkansen cho đến nay chưa để xảy ra bất kỳ vụ tai nạn gây thương vong nào khi lưu thông, dù Nhật Bản thường xuyên xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan. Điều này có được nhờ Shinkansen có một hệ thống đường ray tách biệt với các tuyến đường sắt khác và không có điểm giao cắt nào. Ngoài ra, tàu cao tốc được trang bị hệ thống điều khiển tự động tiên tiến, có thể tính toán tốc độ phù hợp, ngăn chặn khả năng xảy ra va chạm.

 
Shinkansen còn nổi tiếng bởi sự chính xác về thời gian, cảm giác thoải mái cũng như mức độ an toàn với hành khách. Ảnh: BBC
Shinkansen còn nổi tiếng bởi sự chính xác về thời gian, cảm giác thoải mái cũng như mức độ an toàn với hành khách. Ảnh: BBC
Bên cạnh yếu tố công nghệ, Shinkansen còn nổi tiếng bởi phong cách làm việc cẩn trọng, tỉ mỉ của đội ngũ nhân sự từ lái tàu đến lao công.
Nhiều người sẽ tưởng rằng với hệ thống tiên tiến của Shinkansen, người lái sẽ không quá vất vả khi điều khiển. Thực tế, việc này đòi hỏi kỹ năng điều chỉnh tốc độ phù hợp để đảm bảo thời gian chạy đúng kế hoạch, đồng thời phải kiểm tra kỹ lưỡng mọi chi tiết trước khi tàu khởi hành để đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru và an toàn nhất có thể. Hơn nữa, người lái tàu phải có kỹ năng đối phó với các tình huống khẩn cấp và xử lý các sự cố một cách nhanh chóng.
Ngoài ra. các nhân viên vệ sinh cũng đóng vai trò quan trọng để tạo cảm giác thoải mái cho hành khách đi tàu. Tại các nhà ga, đội ngũ lao công chỉ có khoảng 10 phút trước giờ khởi hành để thực hiện các công đoạn lau dọn, đổ rác … Vì vậy, khi di chuyển bằng Shinkansen, hành khách sẽ thấy tàu luôn sạch sẽ, thoáng mát và có được những phút giây thư giãn tuyệt vời.
Dù chưa gây bất kỳ tai nạn nào, nhưng những quy định về đảm bảo an toàn trên Shinkansen vẫn luôn được thắt chặt. Quá trình kiểm tra toa tàu, đường ray và đường tải điện sẽ được thực hiện 2 ngày 1 lần qua 4 cấp độ khác nhau, trong khi các đoàn tàu mỗi tháng được kiểm tra và chạy thử 1 lần tại xưởng.

 
Shinkansen còn nổi tiếng bởi phong cách làm việc cẩn trọng, tỉ mỉ của đội ngũ nhân sự từ lái tàu đến lao công. Ảnh: Nippon
 
Shinkansen còn nổi tiếng bởi phong cách làm việc cẩn trọng, tỉ mỉ của đội ngũ nhân sự từ lái tàu đến lao công. Ảnh: Nippon
Kinh nghiệm xây dựng và vận hành Shinkansen được nhiều nước trên thế giới học hỏi, trong đó có Việt Nam. Ông Masafumi Shukuri - Chủ tịch Viện Nghiên cứu giao thông & du lịch Nhật Bản, từng tiết lộ được một số đại diện ở Việt Nam liên lạc và chia sẻ về dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. “Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ thông tin nếu Việt Nam muốn tham khảo mô hình tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản”, ông Shukuri khẳng định.
Nguồn: baomoi.com
 

Thông tin liên hệ:

VĂN PHÒNG TOPJ VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - GIÁO DỤC QUỐC TẾ VIỆT
   Địa chỉ       :
Tầng 2 Tòa nhà Việt, Số 245 Doãn Kế Thiện, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
  Điện thoại  : (024).667.108.08/ 667.109.09

  Email          : topjtest.vn@gmail.com
 
 Website     : topj.vn
Bản quyền thuộc về Topj.vn
Thiết kế website SEO - Tất Thành