Tra cứu SBD - Điểm thi Hà Nội
Họ tên *
Ngày sinh *
Lưu ý: Các ô có dấu * là bắt buộc phải điền thông tin
Chú ý: Gõ "Họ tên" không dấu để tìm kết quả chính xác nhất.
Hỗ trợ trực tuyến

Văn phòng Topj

(024).667.108.08/ 667.109.09

topjtest.vn@gmail.com

Trợ từ tiếng Nhật P2: Cách dùng và Một vài lưu ý để sử dụng đúng trợ từ.

Cập nhật: 17/09/2021
Lượt xem: 1234

 

Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu về trợ từ tiếng Nhật là gì? Các loại trợ từ trong tiếng Nhật. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về các cách dùng trợ từ và một số lưu ý để dùng trợ từ chính xác.

I. Cách dùng một số trợ từ cơ bản trong tiếng Nhật

1. Cách dùng trợ từ  は (wa)

Khi được sử dụng làm trợ từ, は phát âm là “wa” chứ không phải “ha” như trong từ vựng tiếng Nhật thông thường.
Trợ từ は dùng trong việc xác định chủ ngữ hay chủ đề chính người nói muốn đề cập đến trong câu, có thể là người, vật, hành động... Câu có trợ từ は nhấn mạnh vế sau giải thích cho chủ ngữ.
Cấu trúc thường gặp: [A] は [B] です/でした/だった。
Ví dụ: 昨日は雨だった。– Hôm qua trời mưa.
Hôm qua là chủ đề chính trong câu, nội dung được nhấn mạnh là trời mưa.

2. Cách dùng trợ từ も (mo)

* Dùng với nghĩa “cũng”

Trợ từ も có nghĩa là “cũng”, được sử dụng để chỉ ra rằng một điều gì đó đã được nêu phía trước cũng đúng với chủ ngữ đang được nhắc đến. Đây là cách dùng quen thuộc của trợ từ も khi bạn mới bắt đầu học tiếng Nhật.
Cấu trúc thường gặp: Chủ ngữ 1 + は + vị ngữ. Chủ ngữ 2 + も + vị ngữ.
Ví dụ:
A: 私はフランス人です。– Tôi là người Pháp.
B: 私もフランス人です。– Tôi cũng là người Pháp.

* Dùng để phủ định hoàn toàn

Bên cạnh ý nghĩa “cũng”, trợ từ も được dùng sau từ nghi vấn để nhấn mạnh ý phủ định.
Ví dụ: きのうどこもいきませんでした。– Hôm qua tôi không đi bất kỳ nơi đâu.

3. Cách dùng trợ từ を (o)

Trợ từ を được sử dụng để diễn tả sự tác động của chủ thể lên một đối tượng nào đó.
Cấu trúc thường gặp: danh từ + を + động từ.
Ví dụ: 私はチョコレートを食べます。– Tôi ăn socola.
Lưu ý: を là trợ từ bắt buộc sử dụng với:
Những động từ chỉ sự di chuyển. Ví dụ: 毎朝この公園を散歩します。– Tôi đi dạo công viên mỗi sáng.
Những động từ chỉ sự băng qua mà không dừng lại (dù là trên không hay mặt đất). Ví dụ: キリギリスは稲田を飛んでいます。– Châu chấu đang bay ở Inada.
Những động từ chỉ sự rời đi, như rời nhà đi ra ngoài hay rời khỏi xe. Ví dụ: 電車を降ります。– Xuống tàu.

4. Cách dùng trợ từ “までに”

Dùng để nhấn mạnh phải thực hiện xong hành động nào đó trước khoảng thời gian đã định
十二時までにレポートを出しなくればなりません。
Phải nộp bản báo cáo trước 12 giờ.
月曜日までに資料を読んで置いてください。
Trước thứ hai hãy đọc qua trước tài liệu.

5. Cách dùng trợ từ “から” và “まで

から có nghĩa là “từ”
まで có nghĩa là “đến”
Cả 2 trợ từ này đều dùng để chỉ về sự bắt đầu và sự kết thúc khi nói về khoảng cách hay thời gian.
学校から歩きます。
Tôi đi bộ từ trường.
彼女は病院へ一人で行きます。
Cô ấy đến bệnh viện một mình.
九時から寝ます。
Tôi bắt đầu ngủ từ 9 giờ.
母は午後誤字まで働きます
Mẹ làm việc tới 5 giờ chiều.

6. Cách dùng trợ từ に (ni)

* Dùng để chỉ trạng thái, điểm đến

Trợ từ に nhấn mạnh nơi mà chủ thể di chuyển đến, được đặt trước tên của địa điểm và theo sau là một động từ chuyển động như 行く (đi), 来る (đến), 帰る (về)...
Ví dụ: 学校に行きます。– Tôi đi đến trường.
Ngoài ra, trợ từ に còn được dùng để chỉ trạng thái của chủ thể. Đây là cách sử dụng để phân biệt giữa trợ từ に và trợ từ で.
Ví dụ: 山田さんはホーチミン市に住んでいます。– Ông Yamada sống ở TPHCM.
Câu này chỉ trạng thái đang sinh sống của một người, chứ không nhấn mạnh ý TPHCM là nơi người đó sống.

* Dùng trong câu bị động hoặc sai khiến

Trợ từ に được dùng để chỉ chủ thể chủ động hoặc bị sai khiến trong câu.
Ví dụ: 弟は私に自動車を贈られた。– Em trai đã được tôi tặng một chiếc xe hơi.

* Dùng để chỉ mục đích di chuyển

Trợ từ に đứng sau động từ dạng giản lược đuôi -masu, dùng để chỉ hành động đi đến đâu để làm gì, thường sẽ đi kèm với động từ chuyển động như 行く (đi), 来る (đến), 帰る (về)...
Ví dụ: スーパーで買いに行きます。– Tôi đi mua đồ ở siêu thị.

* Dùng để chỉ thời gian chính xác

Trợ từ に chỉ thời gian chính xác khi một việc nào đó xảy ra, thường đứng trước những từ chỉ giờ phút.
Ví dụ: 毎日七時に起きます。– Tôi thức dậy lúc bảy giờ mỗi ngày.

* Dùng để chỉ hành động

Trợ từ に đi kèm với những động từ như leo núi, lên tàu, mặt trời mọc…
Ví dụ: 山に登ります。– Leo núi.

* Dùng để chỉ sự thay đổi

Trợ từ に dùng để nói đến sự thay đổi trạng thái của con người, sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: 元気になりました。– Tôi đã trở nên khỏe mạnh hơn.

* Dùng để chỉ hành động có tính một chiều

Trợ từ に chỉ hành động mang tính một chiều như đi đến đâu đó và dừng lại, gặp một người mà không hẹn trước...
Ví dụ: わたしはアイちゃんに会います。– Tôi gặp Ai-chan.

7. Cách dùng trợ từ へ (e)

Khi được sử dụng làm trợ từ, へ phát âm là “e” chứ không phải “he” như trong từ vựng tiếng Nhật thông thường.

* Dùng để chỉ địa điểm, phương hướng

Trợ từ へ gần như có cách sử dụng tương tự với trợ từ に, chỉ nơi mà chủ thể di chuyển đến, nhưng nhấn mạnh vào phương hướng, hướng đi hơn là địa điểm.
Ví dụ: 渓流の上流の方へ行きましょう。– Chúng ta hãy đi đến thượng nguồn của dòng suối.

* Dùng để chỉ hành động đưa gì đó cho ai

Trợ từ へ và に sử dụng như nhau để chỉ hành động đưa gì đó cho người nào.
Ví dụ: 彼へ手紙を送りました。– Tôi đã gửi đến anh ấy một lá thư.

8. Cách dùng trợ từ で (de)

* Diễn tả địa điểm của một sự việc đang xảy ra

Với người học tiếng Nhật sơ cấp, có thể phân biệt cách sử dụng trợ từ で và に thông qua trạng thái của người nói. Cùng sử dụng để chỉ địa điểm, nhưng trợ từ で dùng khi sự việc đang diễn ra, người nói đang ở tại vị trí được nhắc đến, trong khi に nhấn mạnh mục đích đến đó để làm gì.
Ví dụ: スーパーで買います。– Mua sắm tại siêu thị.

* Nói đến phương tiện sử dụng

Trợ từ で dùng trong trường hợp miêu tả một hành động được thực hiện bởi phương tiện gì, như đến trường bằng tàu điện, ăn cơm bằng đũa, viết báo cáo bằng tay...
Ví dụ:日本語で手紙を書きました。– Tôi đã viết lá thư bằng tiếng Nhật.

* Nói về nguồn gốc của vật dụng

Trợ từ で dùng để nói về chất liệu nguyên bản của một vật được làm ra mà không có sự thay đổi về chất liệu.
Ví dụ: 机は木で作ります。– Bàn được làm từ gỗ.
Bàn làm ra từ gỗ và vẫn giữ nguyên bản chất là gỗ nên ta sử dụng trợ từ で.

9. Cách dùng trợ từ の (no)

* Thể hiện ý nghĩa sở hữu

Trợ từ の mang nghĩa sở hữu là bài học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu quen thuộc mà ai cũng biết đến.
Ví dụ: あなたの名前はなんですか。– Tên của bạn là gì?

* Giải thích cho danh từ khác

Trong cụm có 2 từ nối với nhau bởi の, danh từ chính sẽ nằm phía sau, còn từ đầu chỉ mang tính giải thích, bổ nghĩa.
Ví dụ: カメラの本 – sách về máy ảnh.

* Dùng trong số điện thoại/số nhà

Trong cách nói số điện thoại hay số nhà của người Nhật, の đóng vai trò như dấu cách.
Ví dụ: 103の8546の9541

II. Một vài lưu ý để sử dụng đúng trợ từ trong tiếng Nhật

* Căn cứ vào mục đích như Mua từ ai? Mua cái gì? Mua cho ai?,.. để điều chỉnh cách dùng phù hợp

Trước khi đặt câu với một trợ từ tiếng Nhật nhất định thì bạn cần phải xác định được mục đích của trợ động từ đó trong câu. Nếu không xác định trước thì việc sử dụng sai trợ từ, thiếu trợ từ rất dễ xảy ra.

* Lập bảng thống kê trợ từ để việc ghi nhớ dễ dàng  hơn

Cách thông minh nhất là bạn hãy sắm cho mình một cuốn sổ tổng hợp để ghi chú ngữ pháp. Trong đó hãy liệt kê ra các trợ động từ đã học. Mỗi lần bạn làm bài tập hay muốn sử dụng trợ từ thì chỉ cần mở ra tra cứu.

* Thường xuyên ôn luyện, áp dụng sử dụng

Việc rèn luyện thường xuyên các trợ từ bằng cách đặt câu hoặc luyện nói các câu có trợ động từ sẽ giúp bạn ghi nhớ nhanh chóng. Bạn nên rèn luyện thường xuyên tại nhà hoặc tại nơi làm việc, những lúc rảnh rỗi thì hãy học tập chăm chỉ chắc chắn tương lai không xa sẽ có kết quả.
 


Thông tin liên hệ:

VĂN PHÒNG TOPJ VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - GIÁO DỤC QUỐC TẾ VIỆT
   Địa chỉ       :
Tầng 2 Tòa nhà Việt, Số 245 Doãn Kế Thiện, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
  Điện thoại  : (024).667.108.08/ 667.109.09

  Email          : topjtest.vn@gmail.com
 
 Website     : topj.vn
Bản quyền thuộc về Topj.vn
Thiết kế website SEO - Tất Thành